Chuyên gia gỡ khó cho bất động sản nghỉ dưỡng

Chuyên gia các Bộ, ngành, doanh nghiệp… sẽ chỉ ra điểm nghẽn của bất động sản du lịch và cách khơi thông nguồn lực này trong bối cảnh mới.https://potenzmittelapotheke24at.com/

20h ngày 26/10, VnExpress thực hiện tọa đàm với chủ đề “Khơi thông nguồn lực bất động sản du lịch trong bối cảnh mới”. Các khách mời gồm: bà Phạm Thị Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Đăng ký Đất đai, Bộ Tài nguyên Môi trường; ông Đỗ Huy Hoàng – Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng; ông Nguyễn Văn Đính – Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.

Về phía doanh nghiệp có ông Trần Quốc Dũng – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh; ông Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam. Chương trình phát sóng lúc trên VnExpress và Fanpage VnExpress.

Các diễn giả tham gia tọa đàm. Từ trái qua: ông Đỗ Huy Hoàng – Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng; bà Phạm Thị Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Đăng ký Đất đai, Bộ Tài nguyên Môi trường và ông Nguyễn Văn Đính – Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.

Các diễn giả tham gia tọa đàm. Từ trái qua: ông Đỗ Huy Hoàng; bà Phạm Thị Thịnh và ông Nguyễn Văn Đính.

Trong khuôn khổ tọa đàm, khách mời sẽ đưa ra quan điểm, đánh giá về nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành trong việc gỡ rối vướng mắc ở chính sách pháp lý, giúp bất động sản nghỉ dưỡng phát triển. Trước đó, nhiều văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, sửa đổi bổ sung đã được ban hành. Điển hình là Nghị định số 25/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư, gỡ nút thắt lớn về các quy định pháp lý chồng chéo giữa Luật Đất đai và Luật Đấu thầu…

Bên cạnh đó là văn bản số 703 của Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn về chế độ sử dụng đất và chứng nhận quyền sở hữu cho loại hình căn hộ khách sạn (condotel), biệt thự nghỉ dưỡng… Đại diện Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Xây dựng cũng chia sẻ các định hướng tới đây trong việc hoàn thiện khung khổ pháp lý.

Các chuyên gia sẽ phân tích liệu nguồn tín dụng cho bất động sản sẽ bị thắt lại hay phát triển theo chiều sâu, tạo cơ hội để thanh lọc thị trường khi Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư 22/2019/TT-NHNN. Hiện các doanh nghiệp lớn đang giải quyết bài toán huy động vốn như thế nào và những sáng kiến nào có thể phát huy tối đa nguồn lực này… cũng là nội dung được bàn luận.

Các diễn giả tham gia tọa đàm. Từ trái qua: ông Đỗ Huy Hoàng – Cục Quản lý nhà và thị trường Bất động sản, Bộ Xây dựng; bà Phạm Thị Thịnh – Phó Cục trưởng Cục Đăng ký Đất đai, Bộ Tài nguyên Môi trường và ông Nguyễn Văn Đính – Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới bất động sản Việt Nam.

Đại diện doanh nghiệp tham gia tọa đàm: ông Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam (trái)
và ông Trần Quốc Dũng – Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh (phải).

Trong bối cảnh dịch vẫn diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp đầu tư dự án nghỉ dưỡng phải thay đổi chiến lược trong việc phát triển phân khúc căn hộ khách sạn. Hiện tượng cắt lỗ căn hộ nghỉ dưỡng cũng xảy ra khá phổ biến trên thị trường thứ cấp. Từ thực tế này, khách mời sẽ đưa ra một số lời khuyên, cách vượt khó cho chủ đầu tư, khách hàng cá nhân… đã đổ vốn vào phân khúc này.

Một vấn đề quan trọng không kém là xây dựng kịch bản vận hành hậu Covid-19. Việt Nam vốn được xem là điểm đến lý tưởng, cảnh quan thiên nhiên phong phú, vậy ngành bất động sản du lịch nghỉ dưỡng nên có những hoạt động gì nhằm khai thác tối đa ưu thế tự nhiên, thu hút nguồn du khách quốc tế lẫn nội địa?

Trước đó ngày 19/10, giải Du lịch Thế giới (World Travel Awards) – được ví như “Oscar ngành du lịch” – công bố kết quả bình chọn khu vực châu Á, ở hạng mục resort, khách sạn, Việt Nam giành được 17 giải khác nhau. Các tỉnh có đại diện đoạt giải như Hòa Bình, Lăng Cô (Huế), Đà Nẵng, Hội An (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang)… Giải thưởng trên cho thấy Việt Nam có tiềm năng về bất động sản du lịch nghỉ dưỡng, sở hữu vô số bãi biển lớn, cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, nhiều di sản văn hóa độc đáo… Làm cách nào để khơi thông nguồn lực này là “bài toán” cần lời giải trong thời gian tới.

“Khơi thông nguồn lực bất động sản du lịch trong bối cảnh mới” thuộc chuỗi tọa đàm trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – ViEF 2021, do VnExpress và Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) phối hợp tổ chức. Nội dung thảo luận xuyên suốt ViEF 2021 là “giải pháp đột phá cho phát triển kinh tế Việt Nam và một số ngành, lĩnh vực trọng tâm giai đoạn 2021-2025, định hướng tới 2030”.

Dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ và có sự tham gia của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, Diễn đàn là lời hiệu triệu, tập hợp của cả hai khu vực công – tư để phát triển nền kinh tế có sức cạnh tranh trong khu vực và quốc tế, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đầu tư vượt khó do dịch bệnh, tạo sức bật trong giai đoạn mới…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *